Đối với thiết bị âm thanh, sau một thời gian sử dụng sẽ có những hao tổn nhất định và không còn được như mới. Tình trạng này xảy ra một phần do thiết bị dùng lâu ngày, nhưng một phần cũng do cách bảo quản của chủ nhân. Vì vậy, để bảo quản dàn karaoke của bạn được tốt nhất cần lưu ý những điểm sau.
1. Môi trường sử dụng
Không nên đặt Loa karaoke ở khu vực quá nóng. Đây có thể nói là yếu tố cơ bản đầu tiên mà người sử dụng nào cũng biết, bởi vì có một số thiết bị âm thanh hệ thống tản nhiệt được đặt bên dưới thiết bị. Khi để loa hoặc các thiết bị âm thanh chồng lên nhau khiến các lỗ tản nhiệt bị bịt kín dẫn đến việc nhiệt không thể thoát ra ngoài, gây nóng thiết bị. Nếu tình trạng thường xuyên xảy ra sẽ gây giảm tuổi thọ thiết bị ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong hư hỏng. Vì vậy bạn nên đặt loa ở những vị trí thoáng mát để giữ gìn tuổi thọ loa lâu bền hơn.
Khu vực hoặc thời tiết ẩm ướt là yếu tố tác động rất lớn tới sự hoạt động cũng như tuổi thọ của thiết bị âm thanh karaoke. Nước là chất dẫn điện rất tốt nên sự tích tụ hơi nước trên mặt các mạch điện sẽ có thể gây hiện tượng chập do ngắn mạch, và gây hư hỏng cho một số thiết bị, thậm chí là những thiết bị âm thanh đắt tiền. Sẽ khiến loa dễ mục nhất là các dòng loa thùng.
2. Kỹ thuật phối ghép thiết bị
Bạn cần tìm hiểu thông số của các thiết bị khi phối ghép và lắp đặt cùng nhau. Vì sao phải như vậy?
Bởi vì, để sử dụng loa được lâu dài và hiệu quả bạn nên chú ý đến Công suất. Công suất của amply hay cục đẩy ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng tổng công suất của các loa ghép lại, nếu amply hay cục đẩy có công suất lớn hơn thì chỉ nên lớn hơn khoảng 50-100W. Lưu ý nếu loa có độ nhạy thấp, công suất ampli và cục đẩy với loa chênh lệch quá nhiều có thể dẫn đến loa bị hỏng hoặc nặng hơn là cháy loa.
Nếu amply, cục đẩy có mức công suất trung bình thì tránh tải quá nhiều loa. Tốt hơn hết nên để loa hoạt động tối đa 80% công suất để thiết bị có chế độ nghỉ phù hợp. Việc này sẽ giúp loa hoạt động tốt và bền hơn.
3. Vệ sinh thiết bị
Bụi bẩn là kẻ thù của Loa, bụi bám vào bề mặt mạch điện sẽ làm giảm khả năng truyền dẫn. Vì vậy bạn hãy lưu ý vệ sinh cho loa cũng như các thiết bị âm thanh thường xuyên, nên để loa ở khu vực ít người qua lại và chạm và môi trường phải sạch sẽ.
4. Tránh làm ngắn mạch khi đấu nối
Ngắn mạch là hiện tượng xảy ra khá thường xuyên trong các hệ thống điện, dẫn đến chảy dây dẫn, nặng hơn là hư hỏng luôn cả thiết bị. Thông thường các loại ampli đời mới luôn được thiết kế các bộ phận bảo vệ khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch, do sơ suất của người dùng trong đấu nối dây. Tuy nhiên thì không thể chủ quan với hiện tượng này, đặc biệt là trong khi sử dụng dàn âm thanh. Việc rút ra cắm vào jack loa trong khi đấu nối các thiết bị nếu vô tình làm hai đầu jack chạm vào nhau thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch dẫn tới việc làm hỏng ampli.
THU CŨ ĐỔI MỚI ĐẦU MÀN KARAOKE BTE 688 mới
Bật mí xu hướng “tậu” đầu karaoke hiện đại nhất cho quán hát 2023
Cách đấu dàn karaoke “siêu nhanh” nhờ 4 bước đơn giản này
Vang số karaoke là gì? Nên mua vang số loại nào?
Mách bạn địa chỉ đầu karaoke cho gia đình cao cấp Hà Nội
Những “lợi thế hoàn hảo” chỉ tìm thấy đầu karaoke kết nối internet
Đầu karaoke wifi BTE có gì khiến dân tình phải “đảo điên”
Bỏ túi kinh nghiệm chọn đầu karaoke chuyên nghiệp cho kinh doanh
“Tiêu chí vàng” chọn đầu hát karaoke thông minh, hiện đại nhất