Cháy loa karaoke gây nhiều phiền toái cho khổ chủ, phiền toái đầu tiên là mất tiền sửa hoặc sắm mới, thứ hai là gây gián đoạn hoạt động giải trí kinh doanh. Vì vậy, người dùng nên biết một số nguyên nhân dẫn đến cháy loa, để tránh rơi vào tình trạng éo le này.


1. Sử dụng quá công suất của cục đẩy (ampli).

Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý vì thông thường mỗi khi sơ ý bạn nhỡ tay vặn quá vol của ampli hết mức và vặn quá vol tức là dùng hết công suất của tes thì cũng rất dễ gây chết tes. Chính vì vậy các bạn cần lưu ý khi sử dụng làm sao cho phù hợp vì nếu cứ sử dụng quá công suất của ampli mà công suất của loa lại thấp hơn hoặc bằng thì rất dễ gây cháy hỏng loa.Thường công suất của cục đẩy phải gấp 1.5 đến 2 lần so với công suất của loa mới đủ để tải loa.

2. Công suất của loa và công suất cục đẩy (ampli) chưa phù hợp.

Bạn đã sắm một đôi loa mà lại không chú ý tới công suất của loa và ampli ra sao mà chỉ nghe theo người bán hàng kết quả là khi dùng một thời gian đầu thì không sao nhưng về sau lại rất hay cháy tes. Bạn nên kiểm tra lại công suất của ampli và loa. Nếu công suất của loa là 75w mà của ampli lại là 200w ngõ ra thì cần phải thay thiết bị sao cho hợp lý.

3. Thường xuyên để micro tiếp xúc với loa.

nguyen nhan dan den chay loa 1

Một điều đáng chú ý đặc biệt quan trọng các bạn cần nhớ là tránh để cho micro tiếp xúc trực tiếp với loa karaoke vì đây là nguyên nhân chính dễ gây cháy hỏng loa nhất. Đặc biệt là micro không dây tín hiệu tần số rất mạnh bạn nên cân chỉnh làm sao cho hợp lý cả tần số mic và volum của ampli là 3 yếu tố căn bản dễ gây cháy hỏng loa nhất các bạn cần chú ý, đặc biệt là cháy tes của loa. Cân chỉnh làm sao cho hợp lý để tránh bị thiệt hại cho mình.

4. Thường để xảy ra tiếng nổ/âm thanh lớn đột ngột.

Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc mở từ trên xuống dưới. Còn khi tắt thì từ dưới lên trên (khi mở bạn hãy mở Power cuối cùng ngược lại khi tắt bạn hãy tắt Power đầu tiên). Đặc biệt, tránh rút giắc, chạm dây, rơi mic,…gây ra tiếng động lớn trong khi hệ thống âm thanh đang hoạt động. Nó ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống loa của bạn. Để được an toàn trong việc tắt mở, ta nên dùng bộ quản lý nguồn để tắt tuần tự. Và nên mua dây và rắc có chất lượng tương đối một chút và việc hàn dây vào rắc cũng cần có đôi bàn tay khéo léo, khi rắc 6 ly bị xoay thì tốt nhất hãy loại chúng ra

5. Bạn thường xuyên để micro hú.

Khi để xảy ra tiếng hú, có nghĩa là loa của bạn đang bị tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều loa càng dễ bị hư.

Một tiếng hú ở loa treble trong 5 giây có thể hiểu rằng nó bằng khoảng 10 lần năng lượng phát ra của một tiếng xanh bạn đánh liên tiếp 0,5 giây 1 lần. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nó nên bốc mùi khét.

6. Tín hiệu trên Mixer và các bộ effect, EQ bị quá tải trước khi xuống Power.

Bạn cần phải chỉnh Gain lại. Cái này liên quan nhiều đến chất lượng âm thanh, nên các bạn hết sức lưu ý không để khâu nào bị clipping  (hay là peak, hay là overload), những chữ báo hiệu này thường nằm cạnh đèn màu đỏ. Và bởi nhiều power trước đây không báo tín quá tải tín hiệu đầu vào, việc này gây khó khăn cho người sử dụng vậy nên nếu bạn cảm thấy quá phiền phức, thì bạn cũng có thể vặn volume của power là maximum. Một số power có nút gạt để điều chỉnh độ nhạy đầu vào chức năng này cũng giúp ích được rất nhiều.

7. Sử dụng loa khi đã có dấu hiệu bị hư hại.

Đây là nguyên nhân khiến loa của bạn trầm trọng hơn. Nếu bạn nghe tiếng rè hay âm thanh lúc nhỏ lúc to thì tốt nhất hãy kiểm tra lại loa trước khi sử dụng tiếp nhé, bởi nếu loa đã có hiện tượng hư hỏng mà bạn cố bắt nó làm việc tiếp thì nó sẽ nặng và khó “điều trị” trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

P.KINH DOANH0902.140.065 TỔNG ĐÀI CSKH1900.636.081