Bạn đã biết cách đấu loa và đấu loa theo nhiều cách khác nhau cho dàn karaoke gia đình chuyên nghiệp chưa? Dưới đây, BTE® sẽ hướng dẫn bạn đấu loa và các kiểu đấu loa khác nhau cho dàn karaoke gia đình.
Nhiều người chỉ biết đấu loa theo một cách mà chưa từng thử những cách đấu loa khác nhau đem lại sự mới lạ đồng thời chọn lựa ra kiểu đấu nối phù hợp với dàn âm thanh nhà mình. Biết nhiều hơn một kiểu đấu loa sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chơi dàn karaoke gia đình chuyên nghiệp.
Đấu parallel (đấu loa song song)
Hai hay nhiều loa được gọi là đấu loa song song khi các cực cùng tên được đấu với nhau. Đấu song song chỉ dành cho những trường hợp hai loa hay nhiều hơn phải có cùng công suất với nhau. Bạn không nên dùng hai loa có công suất khác nhau mà đấu song song được. Bởi khi đấu hai loa karaoke có công suất khác nhau dẫn tới “cãi nhau”. Như vậy, âm thanh cho ra sẽ chẳng nghe nổi cho dù bạn có mua thiết bị trong dàn karaoke gia đình cao cấp.
Trở kháng đưa ra sự đo lường cho biết loa có thể tải được cường độ dòng điện bao nhiêu. Không cần phải am hiểu nhiều về kỹ thuật điện, hãy nhìn nó một cách đơn giản như sau: Ampli cung cấp điện áp cho loa. Loa sẽ kéo dòng điện thấp hơn hay cao hơn tùy thuộc vào trở kháng của loa. Ampli buộc phải ép dòng điện đến 1 loa khác bằng cách cung cấp cho nó 1 điện áp cao hơn.
Trở kháng của các loa sẽ được tính theo công thức:
Nếu bạn cố nối một tải nặng hơn (ví dụ trở kháng thấp, hoặc nhiều dây loa đấu nối song song hơn) vào ampli thì sẽ có ba khả năng xảy ra. Nếu ampli được thiết kế tốt, mọi thứ vẫn ổn nhưng bạn sẽ nhận ra rằng bạn sẽ không thật sự có được âm thanh lớn hơn vì nó được chia sẻ giữa các loa với nhau. Tương tự, nếu ampli được kế tốt thì trường hợp có thể xảy ra là âm thanh tự động sẽ đi theo một phương thức tự bảo vệ, bạn sẽ không đạt được đầu ra tối ưu theo phương thức này. Nếu ampli thiết kế không tốt thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Đấu seria (đấu loa nối tiếp)
Hai hoặc nhiều loa được gọi là đấu nối tiếp khi cực dương (+) của loa này đấu với cực (-) của loa kia.
Trở kháng của loa là: Ztd =Z1 + Z2 + …+ Zn
Khi đấu nối tiếp thì tổng trở tăng lên 16Ohm (nếu mỗi cái loa là 8Ohm). Lưu ý, khi đấu nối tiếp thì hai loa phải hoàn toàn giống nhau về công suất.
Chọn công suất loa và amply phù hợp với không gian phòng
Theo tiêu chuẩn quốc tế đã nghiêm cứu rất kĩ lưỡng công suất nghe của một người trong từng không gian khác nhau sẽ cho ra những công suất khác nhau. Bạn có thể dựa vào bảng dưới đây để chọn công suất phù hợp với không gian để có thể đấu nối loa với amply sao cho thích hợp nhất.
Trong phòng
- Âm thanh nói: 1W/ người
- Âm thanh ca nhạc: tối thiểu: 1,5W/ người
>Ngoài trời
- Âm thanh nói: 2W/ người
- Âm thanh ca nhạc: tối thiểu 3W/ người
⇒ Chú ý với các dòng nhạc sôi động
- Công suất tối thiểu là 6W/ người
Nói chung việc lựa chọn công suất loa phù hợp để đấu nối dựa vào mục đích sử dụng của chúng ta rất nhiều. Với từng mục đích là số loa và công suất lại khác nhau.
Lưu ý: Lời khuyên cho những người mới chơi âm thanh, nếu như bạn không nắm vững kiến thức và kinh nghiệm thì bạn không nên tự đấu nối. Bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm giúp bạn tìm kiểu đấu nối loa karaoke phù hợp với amply karaoke.
THU CŨ ĐỔI MỚI ĐẦU MÀN KARAOKE BTE 688 mới
Bật mí xu hướng “tậu” đầu karaoke hiện đại nhất cho quán hát 2023
Cách đấu dàn karaoke “siêu nhanh” nhờ 4 bước đơn giản này
Vang số karaoke là gì? Nên mua vang số loại nào?
Mách bạn địa chỉ đầu karaoke cho gia đình cao cấp Hà Nội
Những “lợi thế hoàn hảo” chỉ tìm thấy đầu karaoke kết nối internet
Đầu karaoke wifi BTE có gì khiến dân tình phải “đảo điên”
Bỏ túi kinh nghiệm chọn đầu karaoke chuyên nghiệp cho kinh doanh
“Tiêu chí vàng” chọn đầu hát karaoke thông minh, hiện đại nhất